Chữa đau viêm dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì?

Chữa đau viêm dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì?

Hiện nay các bệnh liên quan tới dạ dày gần như là quá phổ biến và rất dễ bắt gặp ở bất kì đâu trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó có bệnh lý viêm loét dạ dày là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất những người bị các bệnh liên quan tới dạ dày. Chữa viêm loét dạ dày không khó nhưng nếu không tìm đúng phương pháp thì bệnh vừa không khỏi mà khi khỏi cũng dễ bị tái lại. Cách chữa viêm loét dạ dày tốt nhất là việc kết hợp với việc lựa chọn cách ăn uống phù hợp, khoa học thì mới tiết kiêm được thời gian và chi phí trị bệnh. Vì vậy và trong quá trình chữa trị viêm loét dạ dày thì bạn cần chú ý nên ăn những loại thực phẩm tốt cho quá trình điều trị.

Nên ăn gì khi bị viêm dạ dày

Các loại rau xanh có màu đậm cung cấp một nguồn lớn vitamin cho cơ thể như vitamin A, C, K, axit folic, sắt, và canxi – là nguồn quan trọng đối với việc chữa bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày. Những loại thực phẩm có màu xanh đậm như cải xanh, cải bắp, măng tây…
Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày thì nên sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều protein nhưng ít chất béo. Việc bổ sung thêm protein vào cơ thể nhằm giúp cơ thể sửa chữa các tế bào cũ bị hư hỏng, lấp đầy những vết sẹo trong dạ dày tá tràng. Không nên tiêu thụ những thực phẩm protein giàu chất béo vì chất béo làm tăng sản xuất acid dạ dày, gây kích ứng hơn cho dạ dày. Thực phẩm ít chất béo có chứa hàm lượng protein cao bao gồm thịt nạc, cá, gia cầm da, sản phẩm đậu nành, đậu, sữa ít béo và sữa chua ít chất béo.
Thực phẩm có chứa nhiều chất chống ung thư hóa thường những thục phẩm như vậy sẽ được tìm thấy trong hầu hết các loại trái cây và rau quả có màu sắc sặc sỡ. Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng Ăn nhiều thực phẩm giàu flavonoid giúp ngăn ngừa và chữa lành vết loét và viêm dạ dày. Thực phẩm giàu chất flavonoid có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân viêm dạ dày bao gồm cần tây, nam việt quất, táo, trà xanh, quả việt quất, anh đào, bóng quần và ớt chuông,…

Khi bị viêm dạ dày không nên ăn gì?

Viêm loét dạ dày là do tình trạng có sự hiện diện của tổn thương loét trên niêm mạc dạ dày. Do vậy mà chúng ta cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống như: đồ ăn nóng khó tiêu và nước có ga hoặc cồn cũng là nguyên nhân gây nên bệnh nên hạn chế và ngừng không ăn trong khi đang chữa bệnh.
Tránh các thức ăn có tính axít. Các loại thực phẩm có tính axit cũng có thể gây kích ứng dạ dày của bạn trong khi bạn có một vết loét. Hạn chế các loại thực phẩm như trái cây citric như cam và chanh và nước ép từ các loại trái cây trong quá trình điều trị vết loét của bạn. Cà chua có hàm lượng axit khá cao vì thế khi bị loét dạ dày nên hạn chế cà chua.
Tránh các thức ăn cay, chiên nhiều dầu mỡ. Tất cả các thức ăn cay, chiên và béo có thể gây kích ứng dạ dày vì thế bạn nên tránh chúng trong khi bạn đang có một vết loét dạ dày. Tránh các loại gia vị như ớt, bột ớt, hạt mù tạt, hạt nhục đậu khấu và hạt tiêu nóng dẫn đến đau bụng. Mặc dù tỏi có chứa flavonoid tuy nhiên tỏi cũng có thể dẫn tới chứng ợ nóng vì vậy khi ăn cần chú ý tới phản ứng của cơ thể
Giảm thức uống chứa caffeine và cồn. Caffeine có thể làm tăng sản xuất acid dạ dày, có thể làm tăng kích thích và gây ra những cơn đau dạ dày. Trong khi bạn có một vết loét dạ dày, bạn nên tránh các đồ uống có chứa caffeine như cà phê, cocacola, trà chứa caffeine và sôcôla. Rượu có thể gây kích ứng và mài mòn niêm mạc dạ dày và dẫn đến chảy máu từ vết loét của bạn.
Tránh ăn các đồ ăn tươi sống như hải sản, gỏi,… mà nên chế biến kỹ trước khi ăn. Những thực phẩm tươi sống hoặc chưa được chế biến kỹ là nguồn chứa vi khuẩn H. pylori – là một trong những tác nhân chính gây viêm loét dạ dày.

Ngoài việc chú ý tới chế độ ăn uống thì chế độ sinh hoạt hợp lý cũng góp phần chữa viêm dạ dày hiệu quả. Bạn nên tham khảo chế độ sinh hoạt sau:

Tránh căng thẳng thần kinh, tránh các chấn thương về tình cảm tinh thần, không nên thức khuya, làm việc trí óc căng thẳng hoặc lao động quá sức.
Nên ăn uống điều độ, không nên nhịn đói quá hoặc cũng không nên ăn no quá, bữa ăn phải đúng giờ, không ăn gia vị chua cay, không lạm dụng rượu và thuốc lá.
Nếu đau tái phát có chu kỳ liên quan đến thời tiết như lạnh, ẩm thì nên giữ gìn mỗi khi có hiện tượng thời tiết liên quan.
Nếu mắc các bệnh kèm theo như basedow, cường vỏ thượng thận thì nên điểu trị những bệnh đó một cách triệt để không làm cho bệnh dạ dày nặng thêm.
Nếu có yếu tố gia đình, thể trạng trong bệnh thì nên chủ động khám và điều trị theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Không nên tự ý dùng thuốc khi mắc các bệnh lý khác, cho dù là những bệnh thông thường mà nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng vì rất nhiều thuốc có thể làm ảnh hưởng đến dạ dày, làm cho bệnh dạ dày nặng thêm thậm chí gây xuất huyết dạ dày, nguy hiểm đến tính mạng.
Nên tuân thủ đơn trị liệu của bác sĩ trong điều trị và phòng chống tái phát bệnh. Nếu không đỡ, nên đi khám lại để có phác đồ điều trị mới hợp lý hơn.
Muốn tăng cân, trước hết tình trạng bệnh dạ dày của bạn phải thuyên giảm. Nên ăn uống thức ăn dễ tiêu và giàu năng lượng như sữa, thức ăn giàu đạm và chất béo như cho thêm dầu thức vật trong những món canh để bạn có thêm năng lượng cung cấp cho cơ thể thịt cá nên hầm kỹ để tránh ảnh hưởng đến sự tiêu hoá của dạ dày. Không nên ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ đã chiên xào, khó tiêu.

Nguồn: chuyên khoa dạ dày