Đừng tiếc thời gian cho những việc có ích

Đừng tiếc thời gian cho những việc có ích

(DNTO) – Nhiều người vẫn biện minh cho sự bận rộn và những việc quan trọng phải ưu tiên hơn là quan tâm đến sức khỏe của mình. Và thực tế, đã rất nhiều người phải trả giá đắt cho sự biện minh ấy.

Mùa Vu lan năm nay, chị Hải (quận 5) đã trở thành đứa con mồ côi cha.

Chị vẫn nhớ cảm giác bàng hoàng khi ba chị bị đau, đưa đi khám mới phát hiện ra bệnh K trực tràng. Chị nuối tiếc và đau đáu bảo: “Giá mà mình chịu khó đưa ba đi nội soi, thăm khám thường xuyên hơn”…

Đấy hẳn cũng là tâm trạng của nhiều người, khi chủ quan, ỷ y rằng mình khỏe lắm, mình ổn mà, mình có dấu hiệu gì đâu. Mình bận rộn, bao nhiêu thứ phải lo, thời gian đâu mà dành cho cái việc chưa hề gấp gáp mang tên “đi khám định kỳ”.

Bỏ ra chút thời gian đi khám bệnh để sớm phát hiện các tổn thương, nguy cơ, thì càng tăng cơ hội chữa trị… là việc nên làm.

Nên có một số bệnh, khi đã phát ra dấu hiệu báo động, thì cũng hơi muộn màng rồi. Lúc ấy, dù có là ông to bà lớn nào, thì cũng đành phải gác lại. Rất nhiều dự định, tham vọng, hoài bão, thậm chí chức tước, tiền bạc… đều trở thành vô nghĩa khi đối diện với vấn đề sức khỏe. Những đêm bệnh viện mênh mông, mà phận người thì nhỏ bé tới tận cùng. Nỗi bất lực khi nhìn người thân đau đớn vật vã, giới hạn của y học, sự hạn hữu cam chịu của kiếp người… Tất cả, hẳn khi trải qua cảm xúc của người trong cuộc, thì ta mới thấu hiểu và đồng cảm. Chị Hải ngậm ngùi. Bỏ ra chút thời gian đi khám bệnh để sớm phát hiện các tổn thương, nguy cơ, thì càng tăng cơ hội chữa trị, tiết kiệm được tiền bạc và giữ gìn được chất lượng sống, mua lấy sự yên tâm và bảo đảm về mặt sức khỏe, là việc nên làm.

Chị Thu Trang, một chuyên viên truyền thông từng chia sẻ rằng, bản thân chị rất ngán ngại cảnh đi khám chữa bệnh, vì sợ sự đông đúc, xô bồ, chật chội và vệ sinh không tốt của các cơ sở khám bệnh. Thường tự trấn an, chịu đựng, cho qua. Mãi tới khi chị được người quen giới thiệu đến Trung tâm Tiêu Hóa Việt (số 9 Tô Hiến Thành, Q.10, TP.HCM) để thực hiện các dịch vụ nội soi dạ dày – đại trực tràng không đau, xét nghiệm máu tổng quát, test vi khuẩn HP qua hơi thở, siêu âm gan – mật – tụy…  Phòng khám sạch sẽ, mát mẻ, mà giá cả dễ “chấp nhận”, cùng sự thân thiện của các thư ký y khoa và nhân viên ở đây khiến chị Trang bỏ hẳn thành kiến bấy lâu về việc “phải đi khám bệnh”.

Người già được tư vấn và kiểm tra sức khỏe tại Trung tâm Tiêu Hóa Việt

Đợt vừa rồi, chị Hải đưa thêm mẹ và em gái đến kiểm tra “khúc giữa”, từ cổ trở xuống tới bụng dưới. Cho yên tâm! Chị cho biết sẽ còn động viên bạn bè, người thân khác “nhân tiện hãy yêu bản thân” bằng cách tập thói quen chăm lo cho sức khỏe. Không hề phù phiếm vô ích đâu! Đừng để tuổi trẻ bán sức lấy tiền, chưa tới trung niên đã phải dùng tiền mua sức, thì rất lãng phí đời người! Đặc biệt là quan tâm tới sức khỏe tiêu hóa của cha mẹ, những người đã vất vả và ít khi tự dành sự lo lắng cho chính mình. Ta còn nhiều thời gian, nhưng cha mẹ lại không được như vậy…

Khách hàng chụp ảnh checkin trong không gian sạch đẹp thoáng mát

Kết luận ấy của chị Hải cũng là điều mà chúng ta có thể suy ngẫm. Hãy cùng gia đình sống trong sự yên tâm, bảo đảm theo một cái guồng đều đặn an toàn về mặt sức khỏe: “Giờ chỉ còn mẹ, chị em mình cố gắng tập trung lo cho mẹ nhiều nhất có thể. Chỉ mong mẹ được sống những năm tháng an hòa, vui vẻ, là mừng rồi. Cầu cho mỗi tháng 7 hàng năm vẫn được cài trên áo mình một bông hoa hồng màu đỏ…”

Chị Hải rưng rưng bảo, dù đã trưởng thành, trải qua nhiều biến cố cuộc đời, nhưng mồ côi ở tuổi nào thì cũng đáng thương như nhau…

Nguồn: https://doanhnhantrevietnam.vn/dung-tiec-thoi-gian-cho-nhung-viec-co-ich-d16192.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *